Để bao bì thể hiện một thông điệp mạnh mẽ, tương tác với người tiêu dùng và thu hút ánh nhìn của họ thì tất cả những yếu tố của nó từ mẫu mã, vật liệu đóng gói, màu sắc, typo chữ, hình ảnh, đồ hoạ... phải tạo thành một tổng thể hài hoà, nhất quán.
Thiết kế có tình hệ thống, phân bổ nội dung hợp lý, duy trì sự cân bằng giữa văn bản và hình ảnh trên các mặt giúp tránh sự quá tải thông tin trên bao bì. Các thông tin nên được sắp xếp theo thứ tự quan trọng tại các khu vực dễ nhìn, có hệ thống.
62-90% khách hàng đánh giá sản phẩm dựa trên màu sắc của thiết kế bao bì sản phẩm (Singh, 2006). Màu sắc có thể làm cho sản phẩm của thương hiệu khác biệt về mặt hình ảnh với các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, các designer phải có khả năng thiết lập tông màu phù hợp và truyền tải được thông điệp về sản phẩm.
Ngân sách quảng cáo cho sản phẩm ít: Nên thiết kế làm nổi bật tính năng, đầu tư chụp hình sản phẩm chi tiết để hấp dẫn khách hàng.
Ngân sách quảng cáo cho sản phẩm lớn: Nên thiết kế theo hướng mới lạ, độc đáo và khác biệt, điều này khiến khách hàng rễ ràng ghi nhớ và tạo ấn tượng mạnh tới khách hàng.
Số lượng sản phẩm sẽ quyết định việc chọn công nghệ in và định hướng thiết kế bao bì sản phẩm. Giữa việc thiết kế 1 và 2, 3 thậm chí là nhiều dòng sản phẩm hơn thì bạn phải tính toán thật kỹ cách phát triển bao bì như thế nào để đồng bộ và nhất quán.
Mỗi địa phương sẽ có văn hoá khác nhau, thiết kế cho thị trường nước ngoài sẽ khác với nội địa, thiết kế cho thị trường Châu Âu sẽ khác với Châu Á,... Tuỳ vào khu vực bạn muốn nhắm đến mà lựa chọn phong cách thiết kế bao bì cho phù hợp và dễ lấy lòng người dân địa phương.
Khi thiết kế phải tính đến việc sản phẩm sẽ được vận chuyển như thế nào, phương tiện gì, quảng đường bao xa, hay địa hình như thế nào để chọn giải pháp in phù hợp, tránh trường hợp sản phẩm bị móp méo khi đặt lên quầy kệ hay khi trao đến tay người tiêu dùng.